Bộ lưu điện hay còn gọi là UPS là thiết bị có thể cung cấp tạm thời điện năng nhằm duy trì sự hoạt động của thiết bị điện khi điện lưới gặp sự cố (mất điện, sụt giảm điện áp quá thấp, sự cố khác…) trong một khoảng thời gian với công suất giới hạn theo khả năng của nó. UPS được sử dụng cho những bộ phận công trình đặc biệt quan trọng như phòng mổ bệnh viện, đài viễn thông, máy truyền dữ liệu,…

Bộ lưu điện UPS
Hình ảnh: Bộ lưu điện UPS

Các thành phần của bộ lưu điện UPS

– Tủ điều khiển UPS làm nhiệm vụ nạp điện cho acquy khi điện lưới bình thường. Khi điện lưới mất nó tự động cung cấp năng lượng cho thiết bị điện tức thời. Ngoài ra tủ UPS còn làm nhiệm vụ chỉnh lưu và nghịch lưu từ dòng điện xoay chiều sang dòng điện một chiều và ngược lại.

– Hệ thống acquy là nơi lưu trữ điện năng dưới dạng điện một chiều.

Các thông số bộ lưu điện UPS

Có rất nhiều thông số kỹ thuật liên quan đến hệ thống UPS, dưới đây là những thông số quan trọng nhất:

– Dung lượng UPS chính là dung lượng của hệ thống acquy, đuợc tính bằng Ah (Ampe giờ), tức là tích số dòng điện phóng ra và thời gian phóng điện cho phụ tải .

– Điện áp của mỗi bình acquy là điện áp trên 2 đầu cực của bình. Để nâng cao dung lượng acquy người ta chia thành nhiều bình acquy với điện áp 2V/1 bình sau đó nối tiếp với nhau để được điện áp lớn hơn.

– Điện áp ra UPS Là điện áp xoay chiều đầu ra cấp cho phụ tải (220V).

Nguyên lý làm việc của bộ lưu điện UPS

Sơ đồ kết nối của hệ thống UPS điển hình như sau:

Bình thường hệ thống UPS nối trực tiếp đến phụ tải. Phụ tải nhận điện từ bộ nghịch lưu DC/AC chứ không nối trực tiếp với lưới điện.

Chỉ có 01 đường điện chính cấp đến bộ chỉnh lưu AC/DC, từ đây rẽ thành 02 nhánh, trong đó 01 nhánh nạp vào acquy và nhánh còn lại nối đến bộ nghịch lưu DC/AC để cấp cho phụ tải. Dù cho điện lưới mất, phụ tải vẫn nhận điện bình thường từ acquy thông qua bộ DC/AC mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào.

Ngoài ra còn còn một đường dây phụ nối từ nguồn điện đến công tắc gần phụ tải (thể hiện bằng đường nét đứt trên hình vẽ). Đường này là đường điện dự phòng, khi hệ thống UPS bị sự cố cần phải sửa chữa hoặc thay thế thì người ta chuyển công tắc sang nhận điện từ đường dự phòng này.

Bộ nạp AC/DC có chức năng chuyển dòng điện xoay chiều AC của lưới điện thành dòng điện một chiều DC.

Bộ nghịch lưu DC/AC có chức năng chuyển dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.

Nguyên lý làm việc của bộ lưu điện UPS
Hình ảnh: Nguyên lý làm việc của bộ lưu điện UPS

Lựa chọn bộ lưu điện UPS

Lựa chọn bộ lưu điện UPS theo các tiêu chí sau:

  • Công suất định mức Sđm > Sphụ tải.
  • Điện cung cấp phù hợp với phụ tải (220V) .
  • Tần số điện áp đầu ra là 50Hz .
  • Dung lượng UPS tính bằng Ah càng lớn càng tốt.
  • Có phòng riêng được thiết kế đặc biệt để bố trí acquy.

Kết luận

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về Bộ lưu điện UPS là gì cũng như là thông số, cấu tạo và cách lựa chọn UPS sao cho phù họp. Nếu có thắc mắc gì bạn có thể để lại phải hồi nhé!

Đọc tiếp: