Điện áp thường xuyên dao động trong mạng phân phối do công suất tải thay đổi thường xuyên. Điều chỉnh điện áp đóng vai trò quan trọng trong mạng phân phối.
Các phương pháp điều chỉnh điện áp trong mạng phân phối
- Tụ bù ngang.
- Tụ bù dọc.
- Máy bù đồng bộ.
- Đầu phân áp máy biến áp.
- Kích từ máy phát.
- Máy biến áp điều khiển điện áp và góc pha.
Bù ngang trên mạng hình tia
- Mạng hình tia có chủ yếu ở cấp truyền tải phụ và cấp phân phối của hệ thống điện.
- Đường dây ở cấp này là đường dây ngắn, chỉ có điện trở và điện kháng.
- Mục đích chính của bù ngang là cung cấp công suất kháng, nâng cao điện áp, tuy nhiên đôi khi cũng gây quá áp trên lưới điện.
Bù dọc trên đường phân phối
- Bù dọc là bù nối tiếp trên mạng điện, với mục tiêu giảm nhỏ điện kháng trên mạng, làm ổn định điện áp.
- Công suất kháng phát lên đường dây của cùng một tụ điện trong trường hợp bù ngang lớn hơn bù dọc.
- Tuy nhiên, khi xảy ra ngắn mạch, tụ bù ngang làm tăng dòng điện sự cố, thường được khắc phục bằng cách nối tắt bởi khe hở phóng điện.
Đầu phân áp
- Trong mạng phân phối, đầu phân áp của máy biến áp dùng để thay đổi điện áp thứ cấp máy biến áp.
- Máy biến áp có 2 loại:
Có thể thay đổi đầu phân áp khi có tải: gọi là điều áp dưới tải
Chỉ thay đổi đầu phân áp khi không tải: gọi là không điều áp dưới tải
Máy điều áp đường dây
- Khi hệ thống A phát công suất đến phụ tải, khi công suất phát lớn hơn tải, công suất dư thừa tiếp tục đưa đến hệ thống khác.
- Máy biến áp điều khiển điện áp và góc pha được sử dụng thay đổi điện áp và góc pha đầu đường dây nhằm điều chỉnh luồng công suất theo mong muốn.