Dây dẫn điện

Theo Wikipedia: Dây điện là loại dây kim loại thường có hình trụ dùng để truyền tải điện lực hoặc tín hiệu viễn thông. Nó được sản xuất bằng cách kéo kim loại thông qua một khuôn lỗ. Kích thước tiêu chuẩn của tiết diện dây được xác định bằng thiết bị đo chuẩn wire gauge.

Dây dẫn điện
Hình ảnh: Dây dẫn điện

Vật liệu chế tạo dây dẫn điện

Vật liệu chế tạo dây dẫn điện có thể là nhôm, đồng, thép hoặc hợp kim nhôm.

Phân loại dây dẫn điện

Dây dẫn điện được chế tạo theo 3 loại: dây một sợi (dây đơn), dây nhiều sợi và dây dẫn rỗng.

Dây dẫn điện một sợi là dây do một sợi tạo lên, chế tạo dễ, rẻ tiền, độ bền cơ của dây sẽ giảm xuống nhiều khi bên trong dây có những khuyết tật do chế tạo hoặc những hư hỏng khi vận chuyển, lắp ráp. Mặt khác khi đường kính của dây lớn thì ứng suất kéo không cao, độ mền dẻo của dây kém, thi công khó khăn. Vì vậy người ta chỉ chế tạo dây đơn có tiết diện không quá 25 mm2 và thường dùng nó trong lưới điện hạ áp.

Dây dẫn điện nhiều sợi là dây do nhiều sợi tạo lên, tùy theo tiết diện mà có 7, 19, 37, 61 sợi vặn xoắn lại với nhau, mỗi lớp bện được quân ngược chiều nhau cho dây không bị bung ra. Dây nhiều sợi có loại chế tạo bằng một thứ kim loại và loại chế tạo bằng hai thứ kim loại, phổ biến nhất là dây nhôm lõi thép, lõi thép có thể là một sợi hoặc nhiều sợi được mạ kẽm để tăng độ bền cơ học cho dây, phần nhôm để dẫn điện.

Dây dẫn điện rỗng một số đường dây điện áp cao yêu cầu đường kính của dây lớn để hạn chế vầng quang điện và giảm tổn thất điện năng. Nếu đường kính của dây quá lớn sẽ xuất hiện hiệu ứng mặt ngoài nên người ta chế tạo dây dẫn rỗng để tiết kiệm vật liệu chế tạo dây và kết cấu đường dây. Có hai loại dây dẫn rỗng là dây rỗng thanh và dây rỗng bện, có ưu điểm là nhẹ, hạn chế được vầng quang nhưng khó thi công, dễ bị bẹp, độ bền cơ học thấp nên chỉ được dùng làm thanh cái hoặc để dẫn điện ở các trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên, còn trên đường dây người ta dùng dây dẫn phân pha.

Ký mã hiệu của dây dẫn điện

Người ta dùng các chữ cái để chỉ vật liệu chế tạo dây dẫn điện cụ thể:

  • M – Vật liệu chế tạo dây dẫn điện là đồng.
  • A – Vật liệu chế tạo dây dẫn điện là nhôm.
  • C – Vật liệu chế tạo dây dẫn điện là thép.

Dây dẫn điện chế tạo bằng một thứ kim loại, chữ cái để chỉ kim loại dùng để chế tạo dây, số tiếp theo chỉ tiết diện định mức của dây

Dây dẫn điện chế tạo bằng hai thứ kim loại, phần chữ cái để chỉ các kim loại dùng để chế tạo dây, chữ số tiếp theo chỉ tiết diện định mức của dây.

Dây nhôm lõi thép có ba loại:

  • Loại AC dây nhôm lõi thép thường, tỷ số tiết diện giữa nhôm và thép là 5,5 ÷ 6:1.
  • Loại ACO dây nhôm lõi thép giảm nhẹ, tỷ số tiết diện giữa nhôm và thép là 7,5 ÷ 8:1.
  • Loại ACY dây nhôm lõi thép tăng cường, tỷ số tiết diện giữa nhôm và thép là 4,5 ÷ 1.

Các yêu cầu cơ bản đối với dây dẫn

  • Dẫn điện tốt.
  • Độ bền cơ học cao.
  • Chịu được những tác động của môi trường nơi đường dây đi qua.

Các phương pháp bố trí dây dẫn trên cột

Đường dây không có dây trung tính

Đường dây trên không điện áp cao gồm đường dây một mạch 3 dây dẫn làm việc và đường dây hai mạch có 6 dây làm việc. Theo các kiểu cơ bản sau đây:

Đường dây một mạch (một lộ)

Dây dẫn bố trí nằm ngang

Đường dây 2 mạch

Đường dây hai mạch dây dẫn có thể bố trí theo hình thang ngược hình lục giác hoặc kiểu tầng theo kiểu cơ bản sau đây:

  • Hình thang ngược thuận lợi khi lắp ráp, phải có hai dây chống sét dẩn đến điện lực tác dụng lên cột tăng.
  • Hình lục giác, kiểu tầng, chỉ cần một dây chống sét, lực tác dụng lên cột giảm.

Đường dây có dây trung tính

Đường dây này thường gặp ở lưới trung áp hoặc hạ áp.

Dây dẫn bố trí kiểu nắm ngang: Cột thấp do đó giảm nguyên vật liệu nhưng chiếm vị trí không gian rộng dành cho đường dây hạ áp khi khoảng cách giữa các pha nhỏ.

Dây dẫn bố trí dọc (kiểu tầng): Cách bố trí này cột phải cao làm cho tốn nguyên vật liệu chế tạo cột, nhưng có ưu điểm là hành lang hẹp.


Như vậy bài viết đã kết thúc, hy vọng sẽ mang đến bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn thành công!

Đọc thêm: