Rơ le kỹ thuật số là gì?

Rơ le kỹ thuật số hay relay digital là loại rơ le trong đó việc xử lý các đại lượng tín hiệu làm việc trên các bộ phận chức năng của rơ le được thực hiện theo kỹ thuật số (Digital) hay kỹ thuật logic (Numeric).

Rơ le kỹ thuật số
Hình ảnh: Rơ le kỹ thuật số

Cấu tạo rơ le kỹ thuật số

Về cấu tạo được xây dựng từ các linh kiện bán dẫn, chủ yếu là vi mạch số (vi mạch logic) nên đôi khi gọi là rơ le bán dẫn (Solid statar) kỹ thuật số.

Người ta đã tạo ra được những rơ le số có các tính năng làm việc ngày một đa dạng và phức tạp hơn có ưu điểm vượt trội so với các rơ le kiểu khác như rơ le điện cơ, rơ le nhiệt. Cho nên, rơ le số được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, trong các ngành sản xuất. Nó là thành quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật tổng hợp của các ngành công nghệ vật liệu, kỹ thuật điện, điện tử, tin học.

Cấu tạo Rơ le kỹ thuật số
Hình ảnh: Cấu tạo Rơ le kỹ thuật số

Phân loại rơ le kỹ thuật số

Theo chức năng sử dụng: rơ le bảo vệ và rơ le điều khiển

Theo khả năng xử lý thông tin: rơ le có bộ vi xử lý và rơ le không có bộ vi xử lý theo đại lượng đầu vào:

  • Rơ le một đại lượng: rơ le dòng, rơ le áp, rơ le nhiệt độ…
  • Rơ le hai đại lượng: Rơ le công suất, rơ le hệ số công suất có đại lượng vào là dòng và áp.
  • Theo loại điện sử dụng: Rơ le điện một chiều, rơ le điện xoay chiều.

Ưu nhược điểm của rơ le số

Rơ le số có những ưu điểm:

  • Rơ le số có độ tin cậy cao.
  • Rơ le số có độ nhạy, độ chính xác cao.
  • Thời gian tác động nhanh do rơ le số không có phần động không có quán tính cơ, quán tính điện nhỏ.
  • Kích thước trọng lượng và không gian lắp đặt nhỏ.
  • Các thông số làm việc được hiển thị rõ ràng đầy đủ có khả năng tự kiểm tra bản thân thiết bị.
  • Có chức năng ghi nhớ lưu trữ các số liệu và tình trạng hoạt động của thiết bị công tác thuận tiện cho người sử dụng trong vận hành, quản lý sửa chữa thiết bị.
  • Có khả năng kết nối với máy tính sử dụng chương trình phần mềm giúp rơ le số có chức năng và đặc tính làm việc phức tạp, đa dạng đáp ứng nhu cầu phát triển ngày một hiện đại của các quá trình công nghệ sản xuất.

Rơ le số có những nhược điểm:

  • Yêu cầu vận hành, sửa chữa có trình độ cao.
  • Giá thành cao, đầu tư lớn.
  • Phải có thiết bị dự phòng cao các rơ le điện cơ.
  • Phụ thuộc nhiều vào bên cung cấp hàng trong sửa chữa nâng cấp thiết bị.
  • Chất lượng làm việc chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường lắp đặt nhất là độ ẩm, nhiệt độ. Ở Việt Nam cần phải trang bị máy điều hòa không khí cho phòng đặt thiết bị có sử dụng linh kiện bán dẫn.
  • Dòng tải đầu ra của rơ le số có bộ phận đầu ra bằng dụng cụ bán dẫn còn nhỏ (300mA ứng với Ulv =24VDC). Để tăng dòng tải người ta sử dụng bộ phận đầu ra bằng rơ le điện từ có dòng tải từ 2A đến 10A điện áp 250V AC, đồng thời rơ le điện từ còn cho phép cách ly về điện giữa rơ le số và phần mạch tải sau rơ le.

Trên đây là một vài thông tin về Rơ le kỹ thuật số mà Điện Kiên Vương cung cấp đến các bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích cho bạn.

Đọc tiếp:

  • Rơ le là gì? Hoạt động, các bộ phận và phân loại Rơ le?
  • MCCB là gì? Thông số, phân loại, tính năng của MCCB?