Ngoài những yêu cầu về kỹ thuật cần quan tâm, trong hệ thống điện cần quan tâm về tính toán kinh tế nhằm:

  • Cực tiểu chi phí đầu tư.
  • Cực tiểu chi phí vận hành.

Từ những tiêu chí này, bài toán kinh tế trong hệ thống điện có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

 

Lưới điện
Hình ảnh: Lưới điện

Suất chi phí cố định

Suất chi phí cố định hàng năm bao gồm 4 thành phần tương ứng:

  1. Trả lãi trên vốn đầu tư: bao gồm lãi trên phiếu nợ, lãi cổ phần.
  2. Sự giảm giá trị (khấu hao): thành phần thu nhập được đưa vào dự trữ.
  3. Thuế: thuế lợi tức và thu nhập.
  4. Bảo hiểm.

Chi phí đầu tư

Tổng chi phí đầu tư của một công trình bao gồm tổng vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành hằng năm.

Tổng vốn đầu tư ban đầu

– Mua mới và chi phí xây dựng trực tiếp:

  • Mua mới thiết bị.
  • Bất động sản Bảo hiểm.
  • Lao động để xây dựng.
  • Chuyên chở và các chi phí trực tiếp khác.

– Chi phí tồn kho:

  • Các vật liệu tiêu chuẩn rút ra từ kho vật tư.

– Chi phí xây dựng gián tiếp:

  • Kỹ sư giám sát.
  • Lao động gián tiếp.
  • Bảo hiểm.
  • Thuế.
  • Chi phí hành chính và chi phí chung.

Chi phí vận hành hằng năm

– Về vật tư được yêu cầu do vận hành và bảo quản:

  • Phục vụ mua, sử dụng và tồn trữ.
  • Phục vụ mua, khảo sát và thanh toán vật tư.
  • Cho phép về hao hụt.

– Về vận hành và công bảo quản:

  • Chi trả lương trực tiếp.
  • Thuế trên quỹ lương.
  • Dự trù cho nghĩ phép, bệnh hoạn.
  • Chuyên chở công nhân.
  • Du lịch dụng cụ và máy móc lao động.

– Các hạng mục chi phí khác:

  • Đền bù hoa màu, phát hoang.
  • Thiệt hại do thiết bị.
  • Chi phí trong việc bán điện.
  • Tiền thuê mướn.
  • Điện năng tổn thất.