Tụ bù ngang
Tụ bù ngang mắc song song với tải làm giảm công suất phản kháng chạy trên đường dây cho nên tổn thất công suất tác dụng giảm và tăng khả năng mang tải của đường dây.
Tác dụng của tụ bù ngang
- Công suất phản kháng phát lên tụ phụ thuộc vào điện áp đặt trên tụ.
- Công suất do tụ phát lên còn phụ thuộc vào cách đấu sao hay tam giác.
- Đấu tam giác tăng công suất phát nhưng sẽ gây quá điện áp cho tụ khi non tải.
- Vị trí đặt tụ bù ngang tối ưu nhất là từ 1/2 đến 2/3 chiều dài đường dây.
Ưu nhược điểm tụ bù ngang
- Ưu điểm: ổn định công suất.
- Nhược điểm: gây quá áp trên đường dây khi đường dây không tải hoặc non tải.
⇒ Tụ bù dọc chỉ phát ra được công suất phản kháng = 12.5% công suất phản kháng của tụ bù ngang.
Tụ bù dọc
Tụ bù dọc mắc nối tiếp với tải làm giảm cảm kháng của đường dây, sụt áp trên đường dây giảm và điện áp cuối đường dây tăng lên. Khi bù dọc làm cho dòng ngắn mạch lớn hơn do tổng trở đường dây giảm xuống.
Tác dụng của tụ bù dọc
- Mục đích chính dùng tụ bù dọc là giảm điện kháng X trên đường dây nhằm ổn định điện áp trên đường dây.
- Công suất do tụ bù dọc phát trên đường dây chỉ bằng 12,5% công suất của tụ bù ngang
Đặc điểm của tụ bù dọc
- Công suất tụ phát cũng như điện áp tăng do tụ phụ thuộc vào dòng qua tụ.
- Dòng tải I càng lớn, độ tăng điện áp càng lớn, ngược lại.
- Với đặc tính này tụ dọc được xem như là thiết bị ổn định điện áp cho hệ thống điện
Ưu nhược điểm tụ bù dọc
- Ưu điểm: ổn định điện áp.
- Nhược điểm: khi ngắn mạch thì dòng ngắn mạch lớn.