Cần thấy rằng việc thực hiện tiết kiệm điện và nâng cao hệ số công suất cosφ không phải là những biện pháp tạm thời đối phó với tình trạng thiếu điện mà phải coi đó là chủ trương lâu dài gắn liền với mục đích phát huy hiệu quả cao nhất quá trình sản xuất, truyền tải phân phối và tiêu thụ điện năng. Ý nghĩa của việc tiết kiệm điện không chỉ ở chỗ giảm giá thành sản phẩm, có lợi cho bản thân xí nghiệp mà còn ở chỗ có thêm điện để sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa có lợi chung cho nền kinh tế quốc dân.
Mục lục
Hệ số công suất được nâng lên sẽ đem lại những hiệu quả sau
- Giảm tổn thất điện áp trên lưới điện
- Giảm tổn thất công suất trên lưới điện..
- Làm giảm tổn thất điện năng trên lưới điện.
- Làm tăng khả năng truyền tải của đường dây và trạm biến áp.
Các định nghĩa về hệ số công suất
Hệ số công suất tức thời
– Hệ số công suất tức thời là hệ số công suất tại một thời điểm nào đó, giá trị này có được nhờ dụng cụ đo cosφ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các dụng cụ đo công suất, dòng điện và điện áp.
Hệ số công suất trung bình
Hệ số công suất trung bình là trị số trung bình xét trong một khoảng thời gian nào đó (1 ca làm việc, 1 ngày đêm, 1 tháng…). Hệ số công suất trung bình dùng để đánh giá mức độ sử dụng điện hợp lý của xí nghiệp.
Hệ số công suất tự nhiên
Hệ số công suất tự nhiên là hệ số công suất cosφ trung bình tính cho cả năm khi không có thiết bị bù. Hệ số công suất tự nhiên là căn cứ để tính toán lựa chọn dung lượng bù công suất phản kháng.
Các biện pháp nâng cao hệ số công suất
Để nâng cao hệ số công suất của nhà máy xí nghiệp ta có thể sử dụng hai phương pháp sau:
- Nâng cao hệ số cosφ tự nhiên .
- Nâng cao hệ số cosφ bằng cách đặt thiết bị bù.
Các biện pháp nâng cao hệ số công suất tự nhiên
Đây là nhóm phương pháp bằng cách vận hành hợp lý các thiết bị dùng điện nhằm giảm lượng công suất phản kháng đỏi hỏi từ chính các thiết bị đó. Biện pháp này có lợi vì đưa lại hiệu quả kinh tế mà không phải đặt thêm thiết bị bù. Vì vậy biện pháp này được ưu tiên sau đó mới xét tới các biện pháp nhân tạo.
Thay đổi và cải tiến quy trình công nghệ để các thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất, vận hành, thao tác các thiết bị một cách hợp lý để tiết kiệm điện năng.
Thay thế động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn. Khi động cơ làm việc non tải thì hệ số công suất thấp.
Dùng động cơ đồng bộ thay thế động cơ không đồng vì động cơ đồng bộ có hệ số công suất cao, khi cần có thể cho làm việc ở chế độ quá kích thích để máy phát ra công suất phản kháng cho mạng điện. Mô men tỷ lệ bậc nhất với điện áp nên ít phụ 198 thuộc vào sự dao động điện áp. Khi tần số nguồn không đổi tốc độ động cơ không phụ thuộc vào tải.
Nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ. Do chất lượng sửa chữa động cơ không tốt nên sau khi sửa chữa chất lượng của động cơ thường kém trước làm cho tổn thất tăng lên, hệ số công suất giảm. Vì thế cần chú trọng đến khâu nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ.
Thay thế những biến áp làm việc non tải bằng những biến áp có dung lượng nhỏ hơn. Máy biến áp là một trong những thiết bị tiêu thụ nhiều công suất phản kháng. Trong thời gian có phụ tải nhỏ nên cắt bớt các MBA làm việc non tải.
Nâng cao hệ số công suất bằng cách đặt thiết bị bù
Biện pháp này không yêu cầu giảm lượng công suất phản kháng đòi hỏi từ thiết bị dùng điện mà sử dụng tụ bù hoặc máy bù cung cấp thêm công suất phản kháng tại ngay các hộ dùng điện nhằm giảm lượng công suất phản kháng phải truyền tải trên đường dây. Phương pháp này chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện biện pháp nâng cao hệ số công suất tự nhiên mà chưa đạt được kết quả thì mới thực hiện việc bù bằng cách đặt máy bù đồng bộ hoặc tụ bù.
Thông qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quang trọng và các biện pháp nâng cao hệ số công suất. Chúc các bạn thành công!
Đọc Thêm:
- Tụ bù ngang, tụ bù dọc là gì? Ưu nhược điểm?
- Các thiết bị bù nâng cao hệ số công suất trong hệ thống?
- Tổn thất điện năng là gì? Nguyên nhân và biện pháp giảm tổn thất?