Để đi sâu về cách phân loại và vận hành trạm cúng ta cùng ôn lại máy biến áp là gì?

Máy biến áp là một thiết bị từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này (U1, I1, f) thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác (U2, I2, f), với tần số không thay đổi.

Phân loại trạm biến áp

Phân loại theo cấp điện áp:

  • Trạm tăng áp: thường được đặt ở các nhà máy điện, làm nhiệm vụ tăng điện áp của các máy phát lên cấp điện áp cao hơn để truyền tải điện năng đi xa.
  • Trạm hạ áp: thường được đặt ở các hộ tiêu thụ, làm nhiệm vụ biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp hơn thích hợp với các hộ tiêu thụ điện.
  • Trạm trung gian: làm nhiệm vụ liên lạc giữa hai lưới điện có cấp điện áp khác nhau.

Phân loại theo địa dư:

  • Trạm biến áp khu vực: được cung cấp từ mạng điện khu vực của hệ thống điện. Trạm biến đổi điện áp (35¸220) kV xuống cấp điện áp (6¸10)kV để cung cấp cho một khu vực rộng lớn: các thành phố, các khu công nghiệp v.v…
  • Trạm biến áp địa phương: được cung cấp điện từ mạng phân phối, mạng điện địa phương của hệ thống điện cấp cho từng xí nghiệp, hay trực tiếp cấp cho các hộ tiêu thụ với điện áp thứ cấp thấp hơn.

Ngoài ra, trong hệ thống điện còn có các trạm:

  • Trạm đóng cắt: trạm không có máy biến áp.
  • Trạm nối: làm nhiệm vụ liên lạc giữa hai hệ thống có tần số khác nhau.
  • Trạm chỉnh lưu: biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
  • Trạm nghịch lưu: biến dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.

Vận hành trạm biến áp

Khi biết TBA và các thiết bị phân phối trong trạm, ngoài việc thỏa mãn các yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật còn cần chú ý đến vấn đề thuận tiện và an toàn trong vận hành. Thiết kế và vận hành có quan hệ mật thiết với nhau, kết quả của thiết kế một phần do kinh nghiêm vận hành mà có, đồng thời vận hành chính là lúc thử thách thiết kế có tốt hay không. Nếu người vận hành không hiểu hết ý đồ của người thiết kế và không tuân theo những điều kiện quy định trong thiết kế thì khó phát huy được hết các ưu điểm của phương án được thiết kế. Vì vậy muốn vận hành tốt, đầu tiên phải nắm vững ý đồ của bản thiết kế và những điều chỉ dẫn cần thiết.

Mặt khác phải căn cứ vào quy trình, quy phạm đó được ban hành để đề ra những quy định thích hợp trong vận hành bao gồm các mặt: thao tác, kiểm tra thường xuyên và định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng. Nếu có quy định chặt chẽ và thường xuyên, nghiêm chỉnh chấp hành những thao tác, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị điện thì sẽ hạn chế được nhiều sự cố do tác động nhầm lẫn gây ra, có khả năng phát hiện sớm những sự cố, sửa chữa kịp thời, ngăn ngừa sự cố lan tràn.

Đối với hệ thống thanh cái kộp khi chuyển từ trạng thái dự phòng sang làm việc, chuyển tải từ thanh cái này sang thanh cái khác, hoặc đưa một thanh cái ra bảo dưỡng, sửa chữa, trước khi thao tác đóng cắt các dao cách ly nối với hệ thống thanh cái này, cần phải tiến hành thao tác kiểm tra thực hiện đẳng thế (bằng các máy cắt liên lạc) các thanh cái để tránh hư hỏng các dao cách ly.


Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về phân loại trạm biến áp và cách vận hành trạm chính xác. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: