Cầu dao chống rò là gì?

Rò điện là hiện tượng dòng điện chạm đất với giá trị rất nhỏ cỡ mA. Dòng điện chạy qua người khi người chạm vào dây điện cũng thuộc loại dòng điện rò. Nếu dòng điện qua người >10mA là nguy hiểm tính mạng, trong khi đó giá trị này rất bé mà các aptomat, cầu chì không thể phát hiện ra để cắt mạch điện Việc con người chạm vào mạch điện xảy ra thường xuyên nên cần thiết phải có biện pháp phòng tránh.

Để bảo vệ an toàn cho người trong trường hợp này người ta phải dử dụng cầu dao chống rò được gọi là RCD tên tiếng anh là residual current device. Nguyên tắc của RCD là khi dòng điện trong mạch điện dù lớn hàng trăm Ampe, nhưng nếu không có rò điện qua người thì nó không cắt mạch điện, ngược lại nếu có rò điện qua người khoảng > 10mA thì nó sẽ cắt mạch điện ngay lập tức để đảm bảo an toàn.

RCD có loại 1 pha 2 cực, có loại 3 pha. Thị trường Việt Nam phổ biến loại 30mA (1 pha) và 100mA, 300mA (3 pha), ngoài ra RCD còn có tích hợp luôn chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch gọi là RCBO.

RCBO hãng Schneider Electric
Hình ảnh: RCBO hãng Schneider Electric

Cấu tạo cầu dao chống rò

Hình dáng bên ngoài của RCD giống như aptomat, chỉ khác là trên bề mặt có thêm một nút ấn Test và thông số của nó có giá trị mA.

Cấu tạo cầu dao công rò bao gồm:

  • 1 lõi thép hình xuyến.
  • 2 cuộn dây.
  • 1 lõi thép hình trụ.
Cấu tạo cầu dao chống rò
Hình ảnh: Cấu tạo cầu dao chống rò

Nguyên lý làm việc cầu dao công rò

  • Bình thường dòng điện I2 = -I1 nên từ trường trong lõi thép hình xuyến Φ=0, do đó dòng điện cảm ứng IRCD = 0 → RCD không cắt mạch điện.
  • Khi có dòng điện rò qua người Irò thì I1 ≠ I2 nên từ trường Φ ≠ 0 xuất hiện trong lõi theo hình xuyến, gây nên dòng điện cảm ứng IRCD ≠ 0 → lõi thép nhiễm từ hút bộ phận cắt aptomat ra làm mất điện.

Lựa chọn và lắp đặt cầu dao chống rò

Không phải gia đình nào cũng có thể lắp đặt được RCD vì bản thân mỗi mạng điện đều có rò điện từ các thiết bị xuống đất (ví dụ máy tính, máy in,…) đều có dòng rò nhất định. Mạng điện kém chất lượng thì dây điện cũng tạo ra dòng rò lớn, mạng điện chất lượng tốt thì dây rò điện ít chứ không bao giờ có thể triệt tiêu được. Vì nguyên nhân này mà có một số gia đình khi lắp RCD vào thì điện bị cắt liên tục.

Do đó trước khi lựa chọn phải đo đạc, khảo sát dòng điện rò hiện có trong mạng điện là bao nhiêu. Thông thường với mạng điện gia đình bình thường có thể lắp loại RCD 30mA ở đầu vào tủ điện chính, phía sau aptomat. Với những gia đình tiêu thụ điện lớn, nhiều thiết bị thì ở tủ điện chính lắp loại RCD 100mA, sau đó ở các tủ điện nhánh lắp mỗi tủ một RCD 30mA trước nhóm aptomat nhánh.

Với các mạch cung cấp cho ổ cắm điện, nguy cơ con người chạm vào điện rất cao thì đầu nguồn nên lắp loại RCD có chức năng bảo vệ ngắn mạch gọi là RCBO.

Với những thiết bị điện mà con người tiếp xúc trực tiếp, có mức nguy hiểm cao độ như bình nước nóng, cần thiết phải lắp loại RCD 10mA, nhưng tại Việt Nam hầu như không có loại này. Khi đó có thể dùng loại RCD 30mA kết hợp biện pháp tăng độ nhạy lên.

Lưu ý khi lắp RCD một pha: trên RCD quy định rõ các cực L và N, do đó phải xác định chính xác dây lửa để nối vào cực L, dây nguội để nối vào cực N, nếu nối sai RCD không có tác dụng.

Kết luận

Hy vọng các thông tin về cầu dao chóng dòng rò và cách lựa chọn bảo vệ rò điện sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn thành công!

Đọc tiếp: