Chuỗi sứ néo dây

Tại các cột bẻ góc hoặc cột néo thẳng, cột cuối của đường dây phải dùng các loại sứ néo để kẹp dây. Sứ néo có 2 loại: một loại gồm các bát thủy tinh ghép lại để thành chuỗi và một loại chế tạo sẵn thành chuỗi. Cả 2 loại sứ đều có cách điện rất tốt và được chế tạo (hoặc lắp ghép) kiểu có tán để tăng chiều dài bề mặt tránh hiện tượng phóng điện bề mặt.

Loại chuỗi néo dùng bát sứ thủy tinh tùy cấp điện áp mà ghép số bát cách điện khác nhau. Cấp điện áp càng cao thì ghép nhiều bát hơn và ngược lại. Từ cấp trung áp cho đến siêu cao áp 500kV cũng dùng một loại bát sứ, chỉ khác ở số bát cách điện.

Loại chuỗi chế tạo sẵn thường làm bằng vật liệu polymer chịu lực và hiện nay đã chế tạo được đến cấp 110 kV. Loại này dùng phổ biến ở cấp 22 và 35 kV do giá thành rất rẻ, chịu lực cơ học tốt, độ cách điện cũng đảm bảo và chiều dài đường phóng điện bề mặt lớn.

Lực phá hủy khi chịu kéo của chuỗi sứ thường có 2 loại: loại 70kN và loại 120kN.

Chuỗi sứ néo dây
Hình ảnh: Chuỗi sứ néo dây

Sứ treo dây

Sứ treo dây dùng cho các cột đỡ đường dây khi khoảng cách của 2 cột rất lớn. Sứ treo dây dùng chung loại với chuỗi sứ néo dây, chỉ khác cách lắp đặt.

Chuỗi sứ treo dây thường dùng cho cột đỡ ở những khoảng cột dài, trọng lượng treo dây ở 2 bên cột lớn. Với đường dây 110kV trở lên tất cả các vị trí đỡ đều sử dụng sứ treo dây. Với đường dây từ 35kV trở xuống, tại các vị trí đỡ cần phải tính toán chọn sứ đứng hoặc sứ treo trên cơ sở tính toán trọng lượng dây ở 2 bên cột đặt lên sứ. Nếu trọng lượng dây đặt lên sứ nhỏ thì dùng sứ đứng sẽ tiết kiệm chi phí hơn dùng sứ treo.

Các đường dây 500 kV ở Việt Nam mỗi pha dùng 3 dây 3×330mm2 khá lớn nên 1 chuỗi đỡ không đủ lực nên người ta phải dùng 2 chuỗi đỡ ghép song song.

Sứ đứng đỡ dây

Với đường dây từ 35 kV trở xuống các cột đỡ thường dùng sứ đứng đỡ dây, ít khi dùng sứ bát để treo dây. Sứ đứng có ưu điểm rẻ tiền, chế tạo hàng loạt và có cấu trúc là một khối, dễ lắp đặt.

Sứ đứng được phân làm 2 loại: loại bình thường (LINE POST) và loại chống được ô nhiễm (PIN POST).

Vật liệu chế tạo sứ đứng có thể là sứ hoặc polymer. Loại bằng polymer có chiều dài phóng điện bề mặt lớn hơn, do đó thường dùng ở những nơi ô nhiễm nặng (bờ biển, nhà máy hóa chất).

Thông số cơ học của sứ đứng là khả năng chịu nén, khoảng 13-20 kN tùy mỗi loại.


Hy vọng qua bài post trên mang lại nhiều thông tin bổ ích đến bạn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: