Tủ điện là gì?

Tủ điện là loại vật liệu không thể thiếu của hệ thống điện trong công trình xây dựng, là nơi đấu nối và phân phối điện đến các thiết bị tiêu thụ điện. Tủ điện có thể bằng thép, bằng nhựa compozit hoặc nhựa thông thường. Tùy vào đặc điểm mỗi công trình mà tủ bảng điện có các kích cỡ, số lượng và vị trí lắp đặt khác nhau.

Trong công trình xây dựng, việc cung cấp điện phải thông qua nhiều tầng nấc tủ điện khác nhau để nâng cao độ tin cậy, vừa thuận lợi cho thi công đấu nối, vừa có chức năng bảo vệ, đồng thời dễ dàng cho việc xác định và cô lập các vùng sự cố.

Trong công trình xây dựng, việc cung cấp điện phải thông qua nhiều tầng nấc tủ điện khác nhau để nâng cao độ tin cậy, vừa thuận lợi cho thi công đấu nối, vừa có chức năng bảo vệ, đồng thời dễ dàng cho việc xác định và cô lập các vùng sự cố.

Trong tủ luôn luôn có 1 aptomat tổng để bảo vệ toàn bộ tủ. Số aptomat nhánh phụ thuộc vào số tuyến dây đi ra khỏi tủ và nhiệm vụ của nó là bảo vệ cho mỗi nhánh đi ra từ aptomat.

Tủ điện chính

Tủ điện phân phối chính hay còn gọi là tủ MSB là tủ điện tổng của toàn bộ tòa nhà. Tủ điện nhận điện từ trạm biến áp, sau đó phân phối điện lên các tủ điện tầng bằng đường cáp hoặc busway.

Nếu đường cấp điện trước bảng điện tổng là đường cáp ngầm thì bảng điện tổng nên đặt ở tầng trệt. Với các công trình lớn như khách sạn, trung thâm thương mại,… tủ điện chính đặt ở tầng hầm. Các công trình nhỏ hơn như chung cư, trường học,… lắp tủ ở gầm cầu thang bộ và được bố trí cách ly bằng tường xây hoặc rào bằng lưới thép. Với nhà thấp tầng, nhà phố thì tủ điện chính đặt ở tầng 1 bên trong nhà.

Các tủ điện chính có kích thước và trọng lượng lớn phải lắp trên nền bê tông trong phòng riêng hoặc tầng hầm. Tác tủ điện nhỏ hơn thường được gắn âm tường để tiết kiệm không gian, độ cao lắp đặt tủ khoảng 1,3-1,5m.

Tủ điện chính MSB
Hình ảnh: Tủ điện chính MSB

Tủ điện tầng, tủ điện phân phối

Tủ điện tầng, tủ điện phân phối hay còn gọi là tủ DB là các loại tủ điện có chức năng cấp điện đến các thiết bị của một tầng nhà hoặc của một khu vực của tầng nhà. Tủ điện tầng, tủ điện phân phối nhận điện từ tủ điện chính thông qua đường cáp hoặc busway.

Khác với tủ điện chính lắp ở phòng kỹ thuật riêng, tủ DB lắp ở nơi có người qua lại nên được thiết kế gọn nhẹ, tính thẩm mỹ cao, an toàn và thuận tiện khi vận hành. các thiết bị nối vào tủ DB thường có công suất vừa và nhỏ.

Vỏ tủ DB được chế tạo từ thép mạ kẽm hoặc vật liệu compozite không cháy. Tủ điện DB thường lắp đặt âm tường, độ cao 1,3-1,5m.

Tủ điện tầng của tòa nhà cao tầng đặt tại chiếu nghỉ của cầu thang. Nếu tủ điện này cung cấp cho các căn hộ thì tủ điện tầng còn là nơi lắp đặt công tơ đo đếm điện năng.

Với nhà thấp tầng, tủ điện phân phối DB có kích thước nhỏ, gọn và được bố trí bên trong mỗi tầng nhà. Tuy nhiên, nhà thấp tầng có xu hướng dùng bảng điện thay cho tủ điện.

Tủ điện phân phối DB
Hình ảnh: Tủ điện phân phối DB

Bảng điện, hộp nối

Bảng điện, hộp nối là điểm cuối cùng của hệ thống phân phối điện và là nơi thiết bị điện được đấu nối trực tiếp. Bảng điện, hộp nối nhận điện từ tủ điện tầng và được lắp đặt trong các phòng (của khách sạn, cơ quan,…) hoặc các phòng của căn hộ.

Bảng điện là một hộp nhựa hoặc tấm nhựa dạng hình khối chữ nhật, trên đó có lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ.

Các loại bảng điện cổ điển thường là tấm nhựa, lắp nổi, trên đó lắp cầu chì, ổ cắm, công tắc và không có nắp che nên không an toàn và không đảm bảo mỹ quan.

Hiện nay, trong dân dụng người ta dùng các bảng điện hiện đại hơn có dạng hộp, trên đó chỉ lắp aptomat bảo vệ, phía trên bảng điện có lắp tấm gương che, có bản lề để dễ mở ra thao tác nên an toàn hơn. Bảng điện được lắp âm tường nên có tính thẩm mỹ cao hơn.

Bảng điện bố trí ở độ cao 1,3-1,5m, ngay cửa ra vào để thuận lợi cho việc thao tác đóng cắt.

Hộp nối là hộp nhựa có kích thước nhỏ hơn bảng điện, lắp đặt ngầm trong tường, có nhiệm vụ là nơi tập trung các đầu nối dây của cả phòng. Ngoài ra hộp nối còn là nơi đấu dây vào aptomat và một số thiết bị khác.

Hộp nối thường bố trí theo độ cao của mạch dây dẫn.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về tủ điện là gì và chức năng của các loại tủ chính, tủ phân phối… Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết!

Đọc tiếp: